Trong nhà ở đô thị áp dụng tư duy của Kiến trúc Tối giản Xanh, nguyên tắc này có thể được ứng dụng bằng cách tạo ra các “vùng chuyển tiếp” như sảnh đệm, hiên nhà, vách ngăn, hoặc bố trí không gian chức năng thành các lớp giảm dần về độ ồn. Một phòng ngủ không nên tiếp giáp trực tiếp với mặt đường, mà nên được tách biệt, theo sau bởi khu vực sinh hoạt chung hoặc ban công cây xanh.

Trong Kiến trúc, “tĩnh lặng” không chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của âm thanh, mà là một trạng thái vật lý, cảm xúc được kiến tạo có chủ đích. Trong bối cuộc sống và kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, nhu cầu về những “khoảng lặng” không chỉ mang tính cá nhân mà còn trở thành một tiêu chí thiết yếu trong thiết kế không gian sống và trị liệu tâm lý, giúp con người lắng đọng và kết nối sâu hơn với bản thân.

Với I.HOUSE, sự tĩnh lặng thực chất không phải là trạng thái “im lặng tuyệt đối”, mà là sự nhận thức chủ quan về âm thanh dễ chịu, dễ kiểm soát, thường đạt được thông qua cách tổ chức không gian nhiều lớp, sử dụng vật liệu tự nhiên hay tích hợp các yếu tố thiên nhiên như sân trong, hồ nước, vườn đứng… để tạo vùng đệm âm thanh. Không gian “tĩnh” do đó là kết quả của việc sắp đặt môi trường âm thanh một cách có dụng ý, chứ không đơn thuần là việc ngăn chặn âm thanh từ bên ngoài.

Một mô típ điển hình về "tĩnh lặng" được tìm thấy trong kiến trúc thiền viện Phật giáo truyền thống, các công trình này thường được bố trí theo trục không gian khép kín, với các lớp sân, hành lang, hồ nước và cây xanh bao bọc quanh khu vực hành thiền. Chính những lớp đệm này đóng vai trò như “bộ lọc âm thanh tự nhiên”, giúp cắt giảm tiếng ồn từ bên ngoài, đồng thời khuếch tán âm thanh bên trong một cách nhẹ nhàng. Âm thanh trong những không gian ấy, tiếng bước chân trên sàn gỗ, tiếng chuông gió, tiếng nước chảy,… không bị loại bỏ mà được nâng tầm, trở thành một phần của trải nghiệm tĩnh tâm. Đây là sự đối thoại giữa âm thanh và tĩnh lặng, giữa động và tĩnh, làm nên cái gọi là sự cân bằng giữa cảm xúc và nhận thức.

Trong nhà ở đô thị áp dụng tư duy của Kiến trúc Tối giản Xanh, nguyên tắc này có thể được ứng dụng bằng cách tạo ra các “vùng chuyển tiếp” như sảnh đệm, hiên nhà, vách ngăn, hoặc bố trí không gian chức năng thành các lớp giảm dần về độ ồn. Một phòng ngủ không nên tiếp giáp trực tiếp với mặt đường, mà nên được tách biệt, theo sau bởi khu vực sinh hoạt chung hoặc ban công cây xanh. Từ đó, người chủ dần đi vào vùng tĩnh lặng, điều kiện cần để có thể quay về với chính mình, phục hồi nội lực và sống chậm lại giữa thế gian vội vã.

Liên hệ với chúng tôi