Khi hệ giá trị về kiến trúc hạnh phúc của triết lý tối giản xanh được giữ vững và tư duy thiết kế được thực hành nhất quán, kiến trúc không còn là những công trình rời rạc. Nó trở thành một hệ sinh thái sống, nơi từng mét vuông đều mang theo một sứ mệnh, đó là, tái kết nối con người với thiên nhiên, với nhau và với chính mình. Hạnh phúc, theo đó, là một cảm giác có thể được thiết kế nên, bằng ánh sáng, bằng khoảng không, bằng sự yên tĩnh có chủ đích và bằng trái tim đủ đầy của người kiến tạo.

“Kiến trúc không chỉ định hình không gian, mà còn định hình cảm xúc. Và hạnh phúc, nếu được đặt làm trung tâm trong tư duy thiết kế, hoàn toàn có thể được hiện thực hoá.”

Ngày nay, kiến trúc đang từng bước được định nghĩa lại như một hệ sinh thái cảm xúc, nơi không gian sống đóng vai trò như một thiết bị điều chỉnh tâm lý và trạng thái nội tại của con người. Từ cách tiếp cận này, khái niệm “kiến trúc hạnh phúc” không chỉ mang tính ẩn dụ, mà có thể trở thành một hướng thiết kế thực tiễn, có chủ đích và có thể kiến tạo qua tư duy hệ thống.

Tại I.HOUSE, hành trình kiến tạo mỗi công trình không luôn bắt đầu từ câu hỏi "Làm thế nào để không gian này có khiến người chủ sống trong đó cảm thấy hạnh phúc?" Câu hỏi ấy dẫn lối cho toàn bộ tư duy thiết kế, từ tỷ lệ hình khối, cách phân chia lưu thông, tổ chức ánh sáng, cho đến việc lựa chọn vật liệu hay độ cao của một bậc thềm. Việc lấy con người làm trung tâm trong Kiến trúc Tối giản xanh không phải theo nghĩa biểu tượng, mà theo cách thực tế nhất. Chúng tôi không đưa ra một công thức chung cho tất cả, một gia đình ba thế hệ sẽ cần không gian linh hoạt để gắn kết mà vẫn giữ được riêng tư, một người nội tâm sẽ cần một góc yên tĩnh cho bản thân, mỗi người đều khác nhau, và vì thế kiến trúc phải bắt đầu từ sự thấu cảm.

Kiến trúc Tối giản xanh tại I.HOUSE cũng không dừng lại ở việc trồng cây hay tiết kiệm năng lượng, mà là sự phục hồi mối quan hệ bản năng giữa con người và thiên nhiên. Mỗi ô cửa, mỗi khe gió, mỗi mảng sân xanh đều được đặt để để không gian sống trở thành một phần mở rộng của môi trường xung quanh, chứ không biệt lập với nó. Trong kiến trúc, có những yếu tố không thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật, như cảm giác bàn chân chạm trên nền gỗ mát vào buổi sáng, hay tiếng gió khẽ qua một khoảng trống hiên vắng, đó là những trải nghiệm cảm tính nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần. Và vì vậy, mọi chi tiết trong công trình đều được cân nhắc dưới lăng kính của cảm xúc, từ độ nhám của bề mặt, âm thanh khi đóng mở cửa, đến nhịp điệu của ánh sáng…, tất cả cùng tham gia vào một bản hòa tấu thị giác, thính giác, xúc giác, nơi con người được sống trọn vẹn.

Khi hệ giá trị về kiến trúc hạnh phúc của triết lý tối giản xanh được giữ vững và tư duy thiết kế được thực hành nhất quán, kiến trúc không còn là những công trình rời rạc. Nó trở thành một hệ sinh thái sống, nơi từng mét vuông đều mang theo một sứ mệnh, đó là, tái kết nối con người với thiên nhiên, với nhau và với chính mình. Hạnh phúc, theo đó, là một cảm giác có thể được thiết kế nên, bằng ánh sáng, bằng khoảng không, bằng sự yên tĩnh có chủ đích và bằng trái tim đủ đầy của người kiến tạo.

Liên hệ với chúng tôi